Dịch Vụ Thành Lập công ty tại quận 9 TP HCM có ý nghĩa rất to lớn về mặt đời sống – xã hội hiện nay, giúp cho công ty có thể công khai hoạt động của mình trên thị trường từ đó tạo sự uy tín, niềm tin, sự thu hút khách hàng đến với công ty hơn. Khi công ty phát triển ngày càng lớn mạnh thì cũng đồng nghĩa với việc đời sống kinh tế xã hội của nước ta cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Tphcm. Bạn muốn thành lập công ty trọn gói tại Tphcm? Bạn chưa biết thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp liên quan?
Dịch Vụ Thành Lập công ty tại quận 9 TP HCM | Acc Việt Nam
Công ty Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Tphcm ACC Việt Nam đã đồng hành và hỗ trợ các khách hàng của mình trong nhiều năm qua như là một nhà tư vấn pháp lý kinh doanh tin cậy và đáp ứng mọi yêu cầu khát khe của khách hàng. Bạn cần người hỗ trợ Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Tphcm tại TPHCM? Acc Việt Nam sẽ là điểm đến lý tưởng giúp đỡ bạn trong mọi quy trình thực hiện thành lập công ty từ A – Z với quy chuẩn tốt nhất, nhanh nhất hiện nay.
Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty
Trong phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty/ công ty nộp đến Sở kế hoạch và đầu tư đã nêu ở Bước 1, thoạt nhiên có vẻ đơn giản vì bạn chỉ cần điền đầy đủ các thông tin đăng ký theo yêu cầu trên Tờ khai.
Tuy nhiên, việc ghi nhận các thông tin trên tờ khai này mà không thật sự hiểu rõ ý nghĩa của các thông tin Thành lập công ty Quận 9 đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của công ty về sau. Vì vậy, khi đăng ký công ty, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
Về loại hình công ty dự kiến thành lập
Lựa chọn hình thức công ty phù hợp rất quan trọng, bởi, không những nó phân định quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ sở hữu sau khi thành lập mà còn mang lại ảnh hưởng lâu dài đến hướng đi và tầm nhìn của công ty.
Hiện nay có các hình thức công ty mà bạn có thể lựa chọn là:
- công ty tư nhân
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên)
- Công ty hợp danh
- Công ty cổ phần
Khi lựa chọn loại hình công ty, bạn phải nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, hoạt động của loại hình công ty đó và lưu ý ưu nhược điểm của từng loại hình doanh. Chẳng hạn như về:
- Phạm vi và lĩnh vực hoạt động của công ty;
- Khả năng chi phối tới hoạt động của công ty của những người tham gia thành lập công ty, cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các chức danh trong công ty;
- Tính đơn giản hay phức tạp trong tổ chức quản lý nội bộ, bộ máy công ty;
- Khả năng huy động vốn và mở rộng quy mô kinh doanh;
- Khả năng dịch chuyển vốn đầu tư từ người này sang người khác.
- Số lượng thành viên dự kiến hợp tác đầu tư thành lập doanh nghiêp;
- Khả năng chuyển đổi sang loại hình công ty khi các yêu cầu chủ quan thay đổi
Mỗi loại hình công ty đều có những ưu nhược điểm nhất định, chẳng hạn như trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu có quyền quyết định toàn bộ các vấn đề quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty.
Quyền hạn này không phải chia sẻ với ai khác. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là khả năng huy động thêm vốn thấp hơn so với công ty cổ phần.
Ngược lại, trong công ty cổ phần cũng có hạn chế và tổ chức, hoạt động phức tạp và bạn phải chia sẻ quyền quyết định với các cá nhân/tổ chức khác.
Về các ngành nghề dự kiến đăng ký kinh doanh
Dù thương mại đã được tự do hóa, nhưng một bộ phận lớn các ngành nghề vẫn bị nhà nước cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh thông qua hàng rào các điều kiện phức tạp. Việc lựa chọn đăng ký và hoạt động một ngành nghề nào đó mà không tìm hiểu rõ về các điều kiện kinh doanh (nếu có) sẽ gây ra các hệ quả pháp lý nặng nề cho công ty và bản thân bạn.
Chẳng hạn, bạn đăng ký và kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc bị cấm do chủ quan không tìm hiểu quy định pháp luật, khả năng tất yếu bạn sẽ gặp một trong các chế tài sau:
- Bị thu hồi giấy phép kinh doanh, tức công ty không được hoạt động nữa;
- Bị phạt hành chính (tiền, tước quyền hành nghề) hoặc phạt tù, tùy mức độ vi phạm.
Về vốn đăng ký hoạt động
Pháp luật hiện hành không quy định số vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi đăng ký thành lập công ty. Nhưng việc lựa chọn một mức vốn điều lệ thích hợp có ý nghĩa quan trọng ở thời điểm thành lập công ty, phụ thuộc vào loại ngành, nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh, khả năng tài chính của các đối tượng muốn thành lập công ty.
Do vậy, khi lựa chọn mức vốn điệu lệ nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Đối với những ngành nghề mà pháp luật yêu cầu có vốn pháp định thì mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định được quy định đối với ngành nghề kinh doanh đó;
- Việc kê khai mức vốn điều lệ vượt quá khả năng tài chính của thành viên, cổ đông trong công ty dẫn đến việc không có khả năng đóng góp đầy đủ mức vốn cam kết sẽ phải gánh chịu các chế tài của pháp luật.
- Mức vốn điều lệ là còn là căn cứ để cơ quan quản lý thuế áp dụng bậc thuế môn bài hàng năm của công ty. Cụ thể như sau:
– Đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:
+ 3.000.000 đồng/năm đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng;
+ 2.000.000 đồng/năm đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống;
+ 1.000.000 đồng/năm đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác.– Đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:
+ 1.000.000 đồng/năm nếu có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm;
+ 500.000 đồng/năm nếu có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm;
+ 300.000 đồng/năm nếu có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN ACC VIỆT NAM
Trụ sở : P101-102 Lầu 1, 270-272 CỘng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Hồ CHí Minh City
Hotline : 093 883 0 883 ( Mr Dụng và Cộng sự)
Email: vphcm@accvietnaminfo.vn
Website: https://congtyaccvietnam.com/